Sản xuất hóa chất là hoạt động có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không đáp ứng các yêu cầu về hệ thống quản lý. Tham gia chứng nhận ISO 9001, 14001 sẽ giúp các công ty, tổ chức triển khai các quá trình xuyên suốt và hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo việc chọn lựa các quyết định đúng đắn cho sự phát triển của tổ chức của mình.
ISO 9001 và ISO 14001 là gì?
ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý Chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 9001:2015 đối với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp đảm bảo cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, vì vậy phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho tất cả các quá trình và nhân sự có liên quan tới việc đảm bảo chất lượng từ khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất/cung cấp dịch vụ, giao hàng; các quá trình hỗ trợ như tiếp nhận thông tin, đào tạo, bảo trì thiết bị, máy móc…
ISO 14001 là một bộ tiêu chuẩn Quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn thế giới ban hành để giúp cho các tổ chức giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và các chính sách về môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn cầu.
Giống như tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 14001 là trong những bộ tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp. Hiện nay ISO 14001 là tiêu chuẩn chung đầu tiên về quản lý môi trường được thừa nhận trên toàn thế giới. Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 14001 là tiêu chuẩn thực tế, cốt lõi nhất trong bộ tiêu chuẩn mà các chuyên gia đang áp dụng, triển khai và chứng nhận cho các tổ chức, doanh nghiệp. ISO 14001 đánh giá sự phù hợp của Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS) của một tổ chức theo những yêu cầu cụ thể phù hợp cho từng loại hình hoạt động và kinh doanh khác nhau.
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001
Để có thể áp dụng và triển khai thành công ISO 14001:2015. Doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO 14001. Việc tìm hiểu về nội dung ISO 14001 bao gồm: cấu trúc; các điều khoản; các yêu cầu chính; cách triển khai vận hành; cách đáp ứng yêu cầu điều khoản…
Tất cả những thông tin đó sẽ giúp Doanh nghiệp có thể triển khai được ISO 14001 một cách hiệu quả. Nội dung của ISO 14001:2015 bao gồm một số thông tin cơ bản sau.
Các điều khoản của ISO 14001:2015
Tương tự như phiên bản 2015 của tiêu chuẩn ISO 9001. Tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý sẽ có cùng một cấu trúc cấp cao (High-level structure – HLS). Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có bố cục chia thành 10 phần.
Các yêu cầu của ISO 14001:2015 được nêu các điều khoảnn từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10. Chi tiết như sau:
– Phạm vi áp dụng Tài liệu viện dẫn
– Thuật ngữ và định nghĩa
– Bối cảnh của tổ chức
– Sự lãnh đạo
– Hoạch định
– Hỗ trợ
– Điều hành
– Đánh giá kết quả hoạt động
– Cải tiến
Quy trình chứng nhận ISO 9001 – 14001
Bước 1: Xem xét trước đánh giá
– Thành lập Hội đồng thẩm xét;
– Xem xét Đăng ký chứng nhận, tài liệu của khách hàng;
– Thành lập Đoàn chuyên gia đánh giá
Bước 2: Đánh giá sơ bộ (đánh giá giai đoạn 1)
Đoàn chuyên gia đánh giá xem xét sự đầy đủ của tài liệu HTQL và sự sẵn sàng của khách hàng cho việc đánh giá chứng nhận.
Bước 3: Đánh giá chính thức (đánh giá giai đoạn 2)
Đoàn chuyên gia đánh giá xác nhận sự phù hợp HTQL đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng, việc thực hiện và hiệu lực của HTQL;
Bước 4: Thẩm xét sau chứng nhận:
Hội đồng thẩm xét xem xét các hồ sơ chứng nhận
– Đơn đăng ký;
– Hệ thống tài liệu khách hàng;
– Hồ sơ xem xét trước đánh giá;
– Hồ sơ đánh giá sơ bộ và chính thức.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận ISO 9001 – 14001
Kết thúc quá trình đánh giá, khách hàng sẽ nhận được giấy chứng nhận có thời hạn 3 năm.
Bước 6: Đánh giá giám sát định kỳ
Trong thời gian hiệu lực GCN, khách hàng sẽ chịu sự đánh giá giám sát định kỳ với chu kỳ không quá 12 tháng/lần
Bước 7: Đánh giá chứng nhận lại ISO 9001 – 14001
Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực 3 năm, Khách hàng đăng ký tái chứng nhận và được đánh giá chứng nhận lại.
Lý do nên chọn dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 9001 – 14001 tại BRAVOLAW
– Bravolaw cam kết chi phí hợp lý, tiết kiệm nhất
Chi phí chứng nhận ISO 9001 – 14001 luôn phù hợp với nhu cầu của từng Doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa và cắt giảm chi phí để đưa ra mức phí dịch vụ tiết kiệm nhất theo từng quy mô của Doanh nghiệp
– Thời gian cấp chứng chỉ nhanh nhất
Bravolaw giảm thiểu thời gian chậm trễ trong các công đoạn của hoạt động chứng nhận để đảm bảo doanh nghiệp nhận được chứng chỉ nhanh nhất và tuân thủ đầy đủ theo chuẩn mực và quy trình chứng nhận
– Hỗ trợ khách hàng tận tâm
Chuyển giao miễn phí toàn bộ tài liệu, quy trình mẫu cơ bản của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 14001 để làm căn cứ tham khảo, xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp.
Cung cấp miễn phí quy trình kiểm soát chất lượng và dịch vụ để doanh nghiệp tham khảo, xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Trên đây là những thông tin cơ bản chúng tôi cung cấp để các bạn cùng tham khảo, để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp thắc mắc cụ thể và hỗ trợ tối đa tư vấn ISO trên mọi tỉnh thành, quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo
Hotline 19006296 – 0919791169