Hiện nay, với số lượng ngày càng tăng của khách hàng về nhu cầu thành lập Hộ kinh doanh cá thể và găp nhiều vướng mắc trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ cũng như trong quá trình thực hiện thủ tục. Với kinh nghiệm thành lập hơn 5000 hộ kinh doanh mỗi năm, Bravolaw xin gửi đến Quý bạn đọc những thông tin giải đáp về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể như sau: Các câu hỏi thường gặp
- Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể và những lưu ý phải biết
- Cách đặt tên công ty/doanh nghiệp – Hay Và Đúng (Có ví dụ)
- Dịch vụ tư vấn, đào tạo, báo giá chứng nhận ISO 13485 2016
1. Thành lập hộ kinh doanh cá thể cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Để tiến hành thủ tục đăng kí thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cần phỉa đáp ứng 2 điều kiện cơ bản sau:
- Một người (cá nhân hoặc hộ gia đình) chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
- Một địa chỉ kinh doanh chỉ được đăng ký đứng tên một hộ kinh doanh cá thể. Trong trường hợp địa chỉ đó đã từng được sử dụng để đăng ký hộ kinh doanh cá thể rồi thì chủ hộ kinh doanh đó phải hoàn tất thủ tục thay đổi địa chỉ kinh doanh khác hoặc thủ tục giải thể hộ kinh doanh thì địa chỉ này mới được sử dụng để đăng ký thành lập hộ kinh doanh mới.
- Hộ kinh doanh chỉ được hoạt động với quy mô sử dụng dưới 10 lao động.
- Cá nhân đã thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh thì không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Hồ sơ và trình tự để thành lập hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Cá nhân hoặc người được ủy quyền cho cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể bao gồm các hồ sơ và giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn hiệu lực của chủ hộ kinh doanh và các cá nhân tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện sẽ trả Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh đăng ký đúng quy định pháp luật
c) Nộp đủ lệ phí.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản.
Tham khảo bài viết Hướng dẫn CHI TIẾT cách soạn hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
3. Hộ kinh doanh cá thể phải nộp các khoản thuế gì?
Đây là câu hỏi được đa số khách hàng quan tâm khi muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Nói một cách dễ hiểu thì hộ kinh doanh phải nộp 2 loại thuế:
- Thuế môn bài: Theo Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh được quy định: Nếu hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/ năm thì không phải nộp thuế môn bài. Còn nếu hộ kinh doanh có doanh thu cao hơn 100 triệu đồng / năm thì nộp thuế như sau:
Doanh thu |
Mức lệ phí môn bài |
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm |
1.000.000 đồng/ năm |
Doanh thu trên 300– 500 triệu đồng/năm |
500.000 đồng/ năm |
Doanh thu trên 100 – 300 triệu đồng/năm |
300.000 đồng/ năm |
Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm. Nếu mới thành lập thì hộ kinh doanh nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.
- Thuế khoán: là mức thuế hàng tháng do cơ quan quản lý thuế sẽ đưa ra cho hộ kinh doanh phải nộp khi đã cân nhắc dựa vào nhiều yếu tố như ngành nghề kinh doanh, địa chỉ, quy mô, doanh thu, lợi nhuận…
4. Người nước ngoài có được phép thành lập hộ kinh doanh cá thể không?
Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Vì thế muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì bắt buộc phải là công dân Việt Nam, người nước ngoài không được phép đứng tên thành lập hộ kinh doanh cá thể.