Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, nơi hoạt động của doanh nghiệp, là nơi minh chứng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự thay đổi, doanh nghiêp cần chuyển tới địa điểm thích hợp hơn cho hoạt động của mình. Bravolaw cung cấp một số thông tin về hồ sơ, trình tự thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh do chuyển trụ sở công ty cùng quận nhằm giúp quý khách đảm bảo về mặt pháp lý và tiết kiểm thời gian khi tiến hành thay đổi địa chỉ công ty cùng quận, huyện, xã.
- Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm
- Luật an toàn thực phẩm Số 55/2010/QH12
- Quy trình công bố hợp quy sản phẩm theo quy định mới nhất
Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty
1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chuyển trụ sở công ty;
2. Biên bản về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chuyển trụ sở công ty (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);
3. Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc chuyển trụ sở công ty;
4 Giấy ủy quyền cho Bravolaw thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc giấy giới thiệu;
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ
Các bước cần tiến hành khi thay đổi địa chỉ trụ sở:
Bước 1: Lựa chọn địa chỉ trụ sở phù hợp với quy định của pháp luật và nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Quý khách hàng lựa chọn địa chỉ trụ sở và thông tin lại cho Bravolaw để được được tư vấn chi tiết về trụ sở và giấy tờ cần chuẩn bị để thay đổi địa chỉ trụ sở.
Lưu ý: Trụ sở chính của doanh nghiệp không được là nhà chung cư, nhà tập thế trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, hoặc có quyền sử dụng hợp pháp thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty
Sau khi nhận được thông tin về công ty của quý khách và địa chỉ trụ sở dự định chuyển đến Bravolaw sẽ tiến hành soạn hồ sơ và chuyển lại hồ sơ cho khách hàng ký đóng dấu.
Bước 3: Công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, Bravolaw sẽ làm thủ tục công bố thông tin cho doanh nghiệp.
Kết quả khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ của Bravolaw:
- Giấy biên nhận công bố và biên lai công bố thông tin
- Hồ sơ nội bộ để lưu ở văn phòng
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận mã số thuế.
- Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký thuế khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ công ty:
Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ công ty cùng địa bàn trong tỉnh
Hồ sơ gồm:
– Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm kinh doanh Quyết định hoặc thông báo chuyển địa điểm;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
a. Đối với cơ sở kinh doanh cá thể do Chi cục thuế quản lý thu
1. Cơ sở kinh doanh thực hiện quyết toán thuế (nếu thuộc diện tự khai thuế), liên hệ đội thuế để thanh hủy hóa đơn (nếu có đăng ký sử dụng), nộp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế, và nộp hết các khoản thuế còn phải nộp.
2. Đội thuế sẽ liên hệ với CCT để cấp cho doanh nghiệp giấy xác nhận đã hoàn tất nghĩa vụ thuế tại địa phương, đồng thời ghi vào danh sách giảm quản lý đối tượng nộp thuế để báo cáo về cấp trên.
3. Sau khi có giấy phép kinh doanh ở huyện mới, cơ sở kinh doanh liên hệ với đội thuế nơi đến để tiến hành đăng ký thuế lại. Trên mẫu tờ khai đăng ký thuế, cơ sở phải ghi rõ mã số thuế đã được cấp trước đây.
b. Đối với doanh nghiệp do các Chi cục thuế quản lý thu
1. Doanh nghiệp sao 3 bản giấy đăng ký thay đổi kinh doanh do Sở KH&ĐT cấp, nộp tại Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ, Cục Thuế. Phòng Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ sẽ giữ 1 bản để cập nhật dữ liệu, gửi trả lại cho doanh nghiệp 2 bản có đóng dấu “Đã đăng ký thuế”. Doanh nghiệp lưu giữ 1 bản vào hồ sơ pháp lý của mình, bản còn lại đem nộp cho CCT hiện đang quản lý thu.
2. Doanh nghiệp đến CCT nơi sẽ chuyển đi, nộp giấy đăng ký di chuyển trụ sở cho đội thuế, sau đó tiến hành lập biên bản thanh quyết toán hóa đơn, đối chiếu tình hình quan hệ ngân sách và nộp hết những khoản thuế còn phải nộp đến kỳ thuế hiện hành.
3. Chi cục thuế nơi đi sẽ ghi vào danh sách giảm quản lý để báo cáo về Cục Thuế, đồng thời cấp cho doanh nghiệp phiếu chuyển quản lý (mẫu 06/QLĐTNT) để giới thiệu doanh nghiệp sang chi cục thuế nơi đến. Trong phiếu chuyển có ghi rõ tình hình quan hệ ngân sách, các khoản thuế chưa phân bổ, chưa nộp đủ và còn được khấu trừ, v.v..
4. Doanh nghiệp mang biên bản thanh quyết toán hóa đơn và phiếu chuyển quản lý đến CCT nơi đến để khai báo hoạt động và mua hóa đơn để sử dụng.
5. Chi cục thuế nơi đến sẽ tiếp nhận quản lý, tiếp tục bán hóa đơn cho doanh nghiệp và liên hệ với CCT cũ để nhận bàn giao hồ sơ thuế.
c. Đối với doanh nghiệp do Cục Thuế trực tiếp quản lý thu
1. Doanh nghiệp sao 3 bản giấy đăng ký thay đổi kinh doanh do Sở KH&ĐT cấp, nộp tại Phòng Xử lý thông tin và Tin học, Cục Thuế. Phòng Xử lý thông tin và Tin học giữ 2 bản để cập nhật dữ liệu và thông báo cho phòng quản lý thu biết, gửi trã lại cho doanh nghiệp 1 bản có đóng dấu “Đã đăng ký thuế”.
2. Trước và sau khi di chuyển, doanh nghiệp vẫn kê khai nộp thuế bình thường và vẫn do phòng quản lý thu cũ theo dõi.
Di chuyển trong phạm vi huyện, thị xã
a. Đối với cơ sở kinh doanh cá thể
Nếu cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm kinh doanh trong phạm vi một huyện, thị xã thì cơ quan quản lý thuế không thay đổi. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh mới, cơ quan thuế có thể thay đổi phương pháp tính thuế, mức thuế và thời gian ổn định thuế. Vì vậy, một số thủ tục cần phải được thực hiện như sau :
– Chủ cơ sở kinh doanh phải đăng ký kinh doanh lại và sau đó đăng ký thuế lại theo mă số thuế đã cấp trước đó.
– Nguyên tắc chung là trước khi di chuyển, chủ cơ sở kinh doanh phải thực hiện thanh toán hết các khoản nợ thuế và thanh hủy hoá đơn.
– Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đã sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán và muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn đó tại địa điểm mới, chủ cơ sở lập đơn đề nghị với cơ quan thuế và phải được thủ trưởng cơ quan thuế đồng ý.
– Trong trường hợp có khó khăn chưa thể thanh toán hết thuế khi di chuyển, chủ cơ sở làm đơn đề nghị chuyển nợ thuế còn đọng sang địa điểm mới và phải được thủ trưởng cơ quan thuế đồng ý.
b. Đối với các doanh nghiệp, cơ quan do Cục Thuế và Chi cục Thuế quản lý thu
Việc thay đổi địa điểm của doanh nghiệp trong phạm vi một quận, huyện không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế, vì vậy việc kê khai và nộp thuế vẫn như cũ.
– Doanh nghiệp sao 3 bản giấy đăng ký thay đổi kinh doanh do Sở KH&ĐT cấp, nộp tại Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ, Cục Thuế.
– Phòng Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ giữ 2 bản để cập nhật dữ liệu và thông báo cho Phòng quản lý hoặc Chi cục Thuế biết, gửi trả lại cho doanh nghiệp 1 bản có đóng dấu “Đã đăng ký thuế”.