MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

0
655
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Mọi tổ chức, cá nhân khi được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cần phải tiến hành ngay các thủ tục như: Làm con dấu, đăng bố cáo thành lập, kê khai thuế hay lập sổ sách kế toán…để tránh bị cơ quan nhà nước xử phạt hành chính do thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định của pháp luật.

Bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cho doanh nghiệp một số lưu ý cũng như tầm quan trọng cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp:

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
  1. Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp:

Ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự và thủ tục của pháp luật.

Nội dung công bố sẽ bao gồm:

– Nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài( đối với công ty Cổ phần).

Mức phạt: Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng  có thể bị phạt từ 1-2 triệu đồng.

  1. Khắc dấu và công bố mẫu dấu:

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu chứ không cần phải khai báo với cơ quan Công an theo quy định của Luật DN 2005. Ngay sau khi tiến hành khắc dấu, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo mẫu con dấu vói cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia vè đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp không thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh thì đương nhiên con dấu của doanh nghiệp sẽ không có hiệu lực pháp luật.

  1. Vấn đề đăng ký thuế:

Khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế. Nếu hồ sơ bị chậm, doanh nghiệp có thẻ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng.

– Thuế môn bài:  Sau khi có đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc chấm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp nộp thuế môn bài ở Kho bạc Nhà Nước quận (huyện).

Bậc thuế môn bài:

Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế môn bài cả năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng
Bậc 2 Dưới 10 tỷ 2.000.000 đồng

 

– Thuế GTGT: Bao gồm khai thuế hàng tháng và quyết toán thuế cuối năm.

+ Kê khai thuế hàng tháng: 1 tháng/lần.

+ Quyết toán thuế cuối năm: 1 năm/lần vào cuối năm. Doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính năm.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Kê khai hàng quý: 1 quý/lần.

+ Quyết toán thuế cuối năm: 1 năm/lần vào cuối năm.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng về kê khai thuế và nộp thuế, thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật.

  1. Gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính:

Tại trụ sở chính, chi nhánh hay văn phòng đại diện của doanh nghiệp buộc phải có gắn tên của doanh nghiệp. Trường hợp không thực hiện, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp theo quy định.

  1. Giấy phép con:

Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì ngoài giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như: Giấy phép du học, bảo vệ, du lịch lữ hành quốc tế….

  1. Thực hiện góp vốn theo cam kết:

Đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau thì quy định về mức vốn pháp định là khác nhau:

Đối với công ty TNHH: Chủ sở hữu và các thành viên phải góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp vào công ty. Trường hợp thành viên công ty không góp đủ vốn đương nhiên sẽ không còn là thành viên của công ty hoặc nếu chỉ góp một phần thì sẽ chỉ có quyền tương ứng với số vốn đã góp. Đồng thời, những thành viên này sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp với các nghĩa vụ tài chính của công ty.

– Đối với công ty Cổ phần: Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp GCNĐKDN.

Trường hợp cổ đông công ty không thanh toán số cổ phần đương nhiên sẽ không còn là cổ đông của công ty hoặc nếu chỉ thanh toán một phần thì sẽ chỉ nhận được phần lợi tức và các quyền khác tương ứng với số vốn đã góp. Đồng thời, những cổ đông này sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua với các nghĩa vụ tài chính của công ty.

  1. Cấp Giấy chứng nhận vốn góp:

Đối với mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty phải có nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên tại thời điểm góp vốn theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp công ty không thực hiện, có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo quy định của công ty đó.

  1. Thành lập ban kiểm soát:

– Đối với mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Khi công ty có số lượng thành viên từ 11 người trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát.

Đối với mô hình công ty Cổ phần: Khi có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát .

Trong trường hợp doanh nghiệp không thành lập Ban kiểm soát thì bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng và buộc thành lập Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật.

  1. Vấn đề về sử dụng lao động và chế độ bảo hiểm:

Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Kế toán  của doanh nghiệp sẽ phải lên cơ quan BHXH quận để làm hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động trong công ty.

  1. Báo cáo sử dụng hóa đơn:

Đối với doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hy vọng bài viết này của chúng tôi có thể giúp bạn giải đáp phần nào những thắc mắc cũng như giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra ngay sau khi thành lập. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 1900 6296

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here