Các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng ngũ cốc cho trẻ em

0
241

Ngũ cốc dinh dưỡng cũng như các sản phẩm từ ngữ cốc ngày càng được phổ biến. Chúng bày bán ở khắp mọi nơi trên thị trường tiêu thụ. Sử dụng bột ngũ cốc dinh dưỡng mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ em mang lại sự tiện lợi và khả năng hấp thụ cao.

Tuy nhiên để các sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng cho trẻ em được bày bán cần phải được kiểm nghiệm trước khi công bố. Vậy các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng ngũ cốc cho trẻ em cần những gì? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề trên cùng Bravolaw.

Bài viết mới:

Ngũ cốc là gì? Vai trò của ngũ cốc?

Ngũ cốc là loại thực phẩm bổ dưỡng bao gồm: lúa mì, lúa gạo, đại mạch, hạt kê, hạt lứt, mạch đen, ngô… Ngũ cốc từ lâu đã là thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho: trẻ em, người già, người lớn trong thực đơn mỗi ngày.
Đặc biệt bột ngũ cốc có hàm lượng chất xơ cao có lợi cho hệ tiêu hóa. Điều này giúp ngăn ngừa tăng cân, béo phì, hàm lượng chất béo thấp. Vì lí do này, mỗi bữa sáng với ngũ cốc thì cực kỳ có hiệu quả. Ngoài ra, ngũ cốc còn bổ sung hàm lượng các vitamin nhóm B có lợi cho quá trình sinh năng lượng cho cơ thể. Giúp phục hồi độ căng mịn của làn da, tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa và làm mau lành các vết thương. Ngũ cốc chứa lượng chất Sắt (Fe) dồi dào.

Tại sao phải kiểm nghiệm chất lượng ngũ cốc

Có thể nói nhu cầu dinh dưỡng cao cho trẻ em càng cần thiết. Nên hiện nay có hàng ngàn loại bột ngũ cốc không rõ nguồn gốc xuất xứ… được bày bán trên thị trường. Nhưng để chọn mua hàng tốt, tránh xa hàng giả, hàng nhái KHÔNG HỀ DỄ.

Đặc biệt đối tượng tiêu dùng là trẻ em. Việc sức đề kháng chưa đầy đủ, hoàn thiện việc sử dụng các sản phẩm không đảm bảo rất có thể gây hậu quả đáng tiếc.

Do đó, doanh nghiệp nào đang muốn sản xuất và kinh doanh bột ngũ cốc thì phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm của mình. Do đó việc kiểm nghiệm trước khi công bố là điều quan trọng. Do đó việc đánh giá, tìm hiểu về các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng ngũ cốc cho trẻ em là cần thiết.

Quy định về chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng ngũ cốc

Thông tư 23/2012/TT-BYT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Ban hàng kèm QCVN 11-4:2012/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Ngoài ra Căn cứ vào

  • Quyết Định 46/2007 BYT quy định về giới hạn tối đa của vi sinh vật trong thực phẩm,
  • QCVN 8-1:2011/BYT quy định đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
  • QCVN 8-2:2011/BYT quy định đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng ngũ cốc cho trẻ em

Chỉ tiêu chất lượng

  • Trạng thái
  • Màu sắc
  • Mùi vị
  • Hàm lượng tạp chất.

Chỉ tiêu hóa lý

  • Độ ẩm
  • Năng lượng
  • Hàm lượng Protein
  • Hàm lượng Carbohydrate
  • Hàm lượng Lipid
  • Hàm lượng Xơ thô
  • Hàm lượng Tinh bột
  • Hàm lượng Đường tổng
  • Hàm lượng tro tổng
  • Hàm lượng tro không tan trong HCl
  • Hàm lượng Natri (Na)
  • Hàm lượng Phospho (P).

Chỉ tiêu vi sinh vật

  • Tổng số vi sinh vật hiếu khí
  • Coliforms
  • E.coli
  • Staphylococcus aureus
  • Clostridium perfringens
  • Baccillus cereus
  • Tổng số bào tử nấm men-mốc.

Chỉ tiêu kim loại nặng

  • Chì (Pb)
  • Cadimi (Cd).

Xem tại: QCVN 8-2:2011/BYT quy định đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Chỉ tiêu độc tố vi nấm

  • Aflatoxin tổng số
  • Aflatoxin B1
  • Ochratoxin A
  • Deoxynivalenol (DON)
  • Zearalenone.

Xem tại: QCVN 8-1:2011/BYT quy định đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

TT Chỉ tiêu ĐVT
1 Salmonella spp. /25g
2 Aflatoxin M1 µg/kg
3 Deoxynivalenol µg/kg
4 Fumonisin µg/kg
5 Ochratoxin A µg/kg
6 Zearalenone µg/kg
7 Cadimi Mg/kg
8 Chì Mg/kg
9 Thủy ngân Mg/kg
10 Patulin µg/kg
11 Melamine µg/kg
12 TSVSVHK Cfu/g
13 Coliforms Cfu/g
14 E.coli Cfu/g
15 S.aureus Cfu/g
16 Cl.perfringens Cfu/g
17 B.cereus Cfu/g

Bảng liệt kê thành phần cần quan tâm đối với các thành phần dinh dưỡng cho ngũ cốc

Dựa vào bảng minh họa trên, tùy thuộc vào mục đích kiểm nghiệm (công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm) cũng như các sản phẩm khác nhau. Việc đăng ký cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát định kỳ) sẽ có kế hoạch kiểm định các chỉ tiêu cho phù hợp quy định với chi phí tối ưu nhất cho các doanh nghiệp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here