Công bố thực phẩm chức năng là một trong những vấn đề rất quan trọng được các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh về lĩnh vực này quan tâm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết được hồ sơ đăng ký đầy đủ gồm những gì, thủ tục của nó ra sao, tiến hành như thế nào? Chính vì thế, trong bài viết này, công ty tư vấn Bravolaw với đội ngũ nhân viên tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất, giúp bạn hoàn thành thủ tục công bố thực phẩm chức năng một cách nhanh nhất với giá cả hợp lý nhất!
1. Thực phẩm chức năng là gì?
Collagen Dạng Bột của Nhậthttps://menard.vn/collagen/ là một loại protein chiếm tới 30% protein trong cơ thể người, có chức năng kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Collagen cũng như Sữa Ong Chúa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, có tác dụng làm cho cơ thể hoạt động tốt, duy trì độ đàn hồi, sự mịn màng và độ sáng của da và tóc.
Thực phẩm chức năng là các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm một số chất chức năng. Nó tồn tại ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm thuốc. Bởi lẽ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị các loại bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng khôi phục tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể con người khi đang bị tổn thương.
Theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam thì thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để bổ sung tăng cường hỗ trợ chức năng của một số bộ phận trong cơ thể con người, có tác dụng tăng chất dinh dưỡng, làm cho cơ thể ở trong tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh cho con người. Tuỳ theo công thức từng sản phẩm, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng được gọi với những tên gọi khác nhau như: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.
2. Tổ chức, cá nhân nào phải công bố thực phẩm chức năng?
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng có đăng ký kinh doanh buôn bán phân phối sản phẩm tại Việt Nam;
– Đại diện công ty nước ngoài có phân phối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chức năng vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
3. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng gồm những gì?
Thủ tục công bố thực phẩm được chia ra làm hai trường hợp:
• Trường hợp 1: Đối với Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu:
Hồ sơ bao gồm:
– Bản cung cấp thông tin công bố;
– Bản sao có công chứng Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân ở Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất đó ở nước ngoài;
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu cũng như chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan) từ nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập ở nước xuất xứ;
– Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (đã được đóng dấu của thương nhân);
– Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu để thẩm định);
– GMP (Nếu có);
– HACCP (Nếu có);
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở nước xuất xứ;
-Mẫu sản phẩm: 03 mẫu/01 sản phẩm.
• Trường hợp 2: Đối với Công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước:
Hồ sơ gồm có:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Có ngành nghề sản đăng ký là sản xuất phẩm chức năng);
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Giấy Kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm (Nếu có);
– Mẫu sản phẩm (Nếu chưa có kiểm nghiệm sản phẩm);
– Bản thiết kế nhãn.
4. Nơi nào tiếp nhận hồ sơ công bố thực phẩm chức năng?
Hiện nay cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố thực phẩm chức năng là Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế
Trên đây là những thông tin cần thiết nhất mà chúng tôi cung cấp về vấn đề Công bố thực phẩm chức năng cho bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với công ty tư vẫn Bravolaw để được tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn!
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BRAVO
Hotline: 1900 6296
Email: [email protected]