Dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu – Thương hiệu độc quyền tại Hồ Chí Minh

0
503
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

LUẬT BRAVOLAW TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU – THƯƠNG HIỆU

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp phổ biến nhất trong cuộc sống. Chúng ta có thể gặp rất nhiều nhãn hiệu: Bia Sài Gòn, Kem đánh răng P/S, Bột giặt OMO,…. Nhãn hiệu thiết lập độc quyền sử dụng các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác cùng loại. Nhãn hiệu có thể bao gồm từ ngữ, hình khối, màu sắc hay là sự kết hợp của những yếu tố đó.Việc bảo hộ nhãn hiệu phải thoả mãn lợi ích của bốn chủ thể, đó là người tiêu dùng (không bị nhầm lẫn giữa hàng thật và hàng giả), chủ sở hữu nhãn hiệu (bảo vệ uy tín sản phẩm), các nhà sản xuất khác (được cạnh tranh bình đẳng) và Nhà nước (bảo đảm một hệ thống pháp luật công bằng và hiệu quả).

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Ta cũng cần phân biệt giữa nhãn hiệu (trademark) và thương hiệu (brand). Thương hiệu không phải là một khái niệm pháp lý mà là một khái niệm thương mại. Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố tạo nên hình ảnh của một công ty và các sản phẩm của nó. Nhãn hiệu chỉ là một trong những hình thức thể hiện ra bên ngoài của thương hiệu, cùng với các yếu tố khác như kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả (về mặt pháp lý); quảng cáo hay marketing (về mặt thương mại). Khi nói “chiến lược xây dựng thương hiệu” là nói đến những giải pháp tổng thể, chứ không chỉ là việc thiết kế hay đăng ký nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

Nhãn hiệu độc quyền là gì? Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

Nhãn hiệu độc quyền phải thể hiện tính độc đáo sao cho có thể phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. Nó phải được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, ghi nhớ và không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã đăng ký hay đang được sử dụng rộng rãi. Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng và định đoạt đối với các dấu hiệu được bảo hộ. Quyền sử dụng nói trên bao gồm: gắn nhãn được bảo hộ lên sản phẩm hay dịch vụ của mình, tàng trữ, lưu thông, bán, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm có nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu được hiểu không chỉ bao gồm sản phẩm có nhãn hiệu giống nhãn hiệu được mô tả trên văn bằng bảo hộ, mà cả các sản phẩm có nhãn hiệu “tương tự tới mức gây nhầm lẫn”. Đó là vì đối tượng bảo hộ của nhãn hiệu là khả năng phân biệt của sản phẩm và nguồn gốc sản phẩm. Chính vì lý do đó, mà các dấu hiệu nổi bật của nhãn hiệu phải được thể hiện rõ trong yêu cầu bảo hộ (đơn đăng ký nhãn hiệu). Có thể thấy Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một căn cứ pháp lý quan trọng để chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước bảo hộ nhãn hiệu của mình khi có tranh chấp xảy ra.

Công ty Luật Khánh Phong chúng tôi với những chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có thể tư vấn giúp bạn trong quá trình soạn thảo hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đồng thời tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới nhãn hiệu độc quyền của cá nhân, tổ chức để hạn chế tối đa những tranh chấp phát sinh sau này.

Chúng tôi tư vấn cho khách hàng các dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu – thương hiệu:

Đăng ký nhãn hiệu – Thương hiệu
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Đăng ký thương hiệu độc quyền
Các dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Đăng ký độc quyền tên thương hiệu
Đăng ký Nhãn Hiệu – Thương Hiệu
Đăng ký Nhãn Hiệu – Thương Hiệu
Dịch vụ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi bao gồm:

Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền:
Tư vấn Phân nhóm (lĩnh vực, ngành nghề hoặc sản phẩm/ dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu)
Tư vấn Tra cứu nhãn hiệu để xác định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký có tương tự hoặc trùng lắp với những nhãn hiệu đã nộp đơn tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam.
Tư vấn Lựa chọn các phương án để cấu thành Thương hiệu và các đối tượng bảo hộ khác liên quan đến Thương hiệu như: đăng ký bảo hộ bao bì, nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp,….
Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng văn bằng bảo hộ.
Tư vấn miễn phí hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộnhãn hiệu độc quyền và các vấn đề pháp lý liên quan tới việc bảo hộ nhãn hiệu.
Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Đại diện cho Quý khách nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Theo dõi hồ sơ trong suốt quá trình xử lý hồ sơ của cơ quan Nhà nước.
Nhận kết quả và bàn giao lại Giấy chứng nhận cho Quý khách.
Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu:

Đăng ký logo nhãn hiệu
Đăng ký logo nhãn hiệu

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản
xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký
nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đốiviệc đăng ký đó;

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để
các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tậpthể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc
hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

Cá nhân, tổ chức cần cung cấp các giấy tờ phục vụ cho việc đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu bao gồm:

Bản photo Chứng minh thư nhân dân của chủ sở hữu nhãn hiệuhoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp.
Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký.
Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký.
Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

Tờ khai (02 tờ theo mẫu)
Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm)
Các tài liệu liên quan (nếu cần)
Chứng từ nộp phí, lệ phí
Thời hạn thực hiện đăng ký nhãn hiệu:

Theo quy định, quy trình thẩm định đơn xin bảo hộ nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:

Thẩm định hình thức: 1-2 tháng
Công bố Đơn trên Công báo: 2 tháng
Thẩm định nội dung: 9-12 tháng
Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 1-2 tháng
Tuy nhiên, thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục sở hữu trí tuệ tại thời điểm thẩm định.

Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm về Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền tại Luật BRAVOLAW vui lòng liên hệ:

Luật BRAVOLAW

Hotline: 19006296

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here