Lên chỉ tiêu và kiểm nghiệm thực phẩm nhanh, chi phí thấp

0
852
kiem nghiem thuc pham
kiem nghiem thuc pham

Hiện nay do nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ mà hơn thế nữa là tránh hệ lụy về lâu dài cho người dân, Nhà nước cùng các cơ quan chức năng đang gia tăng sức ép trong việc kiểm định các sản phẩm nhất là thực phẩm được sử dụng làm thực phẩm, gia vị phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. Các thực phẩm không đảm bảo về chất lượng, không rõ nguồn gốc khiến nhiều người tiêu dùng khó để lựa chọn được những sản phẩm đảm bảo an toàn. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thực phẩm nói riêng và các sản phẩm hàng hoá khác nói chung đau đầu và tốn không ít chi phí để đăng ký và có giấy chứng nhận kiểm nghiệm thực phẩm. Đây cũng chính là một trong những dịch vụ đã và đang được quý khách hàng quan tâm sử dụng nhiều nhất tại công ty tư vấn Luật Bravolaw. Bên cạnh việc tư vấn hoàn toàn miễn phí về các băn khoăn của khách hàng về dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm tại Bravolaw, đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm làm việc cùng nhiều doanh nghiệp cam kết sẽ đưa đến cho các bạn dịch vụ tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất. Luôn cập nhật các thủ tục pháp lý nhanh gọn và phong thái làm việc chuyên nghiệp, Bravolaw tự tin rằng quý khách hàng sẽ có những trải nghiệm tốt nhất khi đặt niềm tin vào đội ngũ chuyên viên pháp lý của chúng tôi. Sau đây Bravolaw xin được đưa đến quý khách hàng, quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về kiểm nghiệm thực phẩm.

Kiểm nghiệm thực phẩm là bước vô cùng quan trọng phải thực hiện trước khi đưa thực phẩm ra thị trường. Nhằm đảm bảo cung cấp thực phẩm chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng.  Vậy kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm theo Luật hiện hành ra sao?…

Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm. Kiểm nghiệm thực phẩm là một phần không thể thiếu để sản xuất hiệu quả của các sản phẩm chất lượng, an toàn. Với công việc thực hiện ngày càng phải chịu sự giám sát chặt chẽ, việc kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe là điều kiện bắt buộc.

>>> Dịch vụ tự công bố sản phẩm, công bố thực phẩm ra thị trường

Mục đích kiểm nghiệm an toàn thực phẩm sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích khác nhau, cụ thể như sau:

  • Để xác định và xây dựng các chỉ tiêu công bố sản phẩm
  • Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm
  • Đánh giá nguyên liệu đầu vào, sự an toàn về mặt chất lượng của sản phẩm
  • Tạo niềm tin đến người tiêu dùng, cũng như tạo thế mạnh trong canh tranh thị trường

Tuy được đánh giá rất cao và cho rằng đây là một quy trình quan trọng không thể thiếu nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn rất trì trệ trong khâu kiểm nghiệm thực phẩm, sản phẩm của mình. Lý do vì họ vẫn bán tin bán nghi vào hiệu quả của kiểm nghiệm sản phẩm nói chung và thực phẩm nói riêng. Bravolaw sẽ đưa ra một số những lý do vì sao nói kiểm nghiệm thực phẩm là bước vô cùng quan trọng và không thể thiếu với các doanh nghiệp:

  • Kiểm nghiệm nguyên liệu để đánh giá nguyên liệu đầu vào có đạt chỉ tiêu chất lượng không. Thêm nữa là có đảm bảo cho quá trình sản xuất không. Qua đó, để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện về mẫu mã và chất lượng không.
  • Kiểm nghiệm bán thành phẩm và thành phẩm nhằm khẳng định phương pháp sản xuất đã đạt tối ưu và đạt an toàn thực phẩm.
  • Ngoài ra kết quả kiểm nghiệm cũng thể hiện đặc điểm nổi trội của sản phẩm về các chỉ tiêu chất lượng. Ngoài ra, còn thể hiện độ an toàn của sản phẩm thông qua các chỉ tiêu an toàn. (Chỉ tiêu kim loại, vi sinh vật, độc tố vi nấm, thuốc bảo vệ thực vật,…).
  • Kiểm nghiệm thực phẩm là khâu bắt buộc trước khi tiến hành công bố sản phẩm. Gồm nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước,… Sau đó, trong quá trình kinh doanh, sản phẩm lại phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ theo quy định pháp luật.

Thời gian kiểm nghiệm thực phẩm: Phụ thuộc theo từng chỉ tiêu kiểm nghiệm, Thời gian kiểm nghiệm sẽ nhanh hay chậm, sẽ dao động từ 05 – 07 ngày. 

Hiện tại, Có 2 hình thức Kiểm nghiệm thực phẩm:

Hình thức thứ 1: Là kiểm nghiệm trước công bố.

Hình thức thứ 2: Là kiểm nghiệm định kỳ 6 tháng/lần đối với các sản phẩm đã công bố.

Khi thực hiện kiểm nghiệm, tùy vào từng loại sản phẩm mà sẽ có các nhóm tiêu chí khác nhau để tuân thủ. Một số sản phẩm tiêu biểu cần kiểm nghiệm:

  • Nước ăn uống, nước sinh hoạt
  • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đồ uống có cồn/ không cồn
  • Nước đá dùng liền
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ
  • Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
  • Nguyên liệu thực phẩm : lod, magnesi, calci,…
  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (kim loại, cao su, nhựa tổng hợp, thủy tinh, gốm, sứ,…)…
  • Phụ gia thực phẩm: Nhóm chất tạo bọt, chất nhũ hóa, chất làm dày, chất làm bóng, enzym,…

Các chỉ tiêu cơ bản khi kiểm nghiệm thực phẩm

Tuỳ vào từng loại sản phẩm sẽ cần những chỉ tiêu nhất định, cụ thể:

  • Kiểm nghiệm vi sinh có trong thực phẩm.
  • Kiểm nghiệm độc tố vi nấm.
  • Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ.
  • Kiểm nghiệm về hóa chất độc hại, lượng kim loại, chất bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
  • Kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
  • Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì thực phẩm…

Các bước cơ bản cần phải thực hiện khi tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm:

Bước 1: Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm tương ứng với sản phẩm và quy chuẩn. Đối với thực phẩm nhập khẩu bạn cần lưu ý làm thêm bước dịch nhãn sản phẩm sang Tiếng Việt. 

Bước 2: Lấy mẫu thực phẩm đem đi kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm.

Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận kiểm nghiệm.

Quy định về lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm: Lấy mẫu và bảo quản mẫu là bước trọng yếu trong quá trình kiểm nghiệm thực phẩm. Vì vậy, người thực hiện phải đảm bảo đúng quy trình để kết quả phân tích có độ chính xác cao.

Yêu cầu về mẫu kiểm nghiệm:

  • Mẫu thực phẩm đủ điều kiện mang đi kiểm nghiệm phải có tên sản phẩm, nhãn mác tiếng Việt (nếu là sản phẩm nhập khẩu), tên các chất có trong thực phẩm tương ứng với các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm Specification, COA hoặc bản công bố của sản phẩm (nếu có).
  • Về số lượng/khối lượng mẫu kiểm nghiệm: 100ml-500ml/ 1 phần mẫu thực phẩm, 3-5 lít/ 1 phần mẫu nước sinh hoạt, nước uống đóng chai.

Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm đối với người lấy mẫu:

Không phải ai cũng được phép lấy mẫu mang đi kiểm nghiệm, bởi để lấy mẫu phải đáp ứng được các điều kiện về trình độ, đơn vị công tác. Cụ thể:

  • Phải là thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đã có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm trước khi tiến hành lấy mẫu thực tế.
  • Là người trực tiếp nhận mẫu tại cơ sở đem đi kiểm nghiệm.
  • Trong khi lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu, bàn giao mẫu và có tem niêm phong theo quy định. 

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thực phẩm có nhu cầu kiểm nghiệm sản phẩm của mình khiến cho các cơ sở thẩm định quá tải gây ra hiện trạng lâu hơn bình thường. Bravolaw luôn lắng nghe và thấu hiểu quý khách hàng khi đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm của mình và chúng tôi cam kết sẽ đưa kết quả đến cho quý doanh nghiệp tin tưởng nhanh chóng nhất có thể. Với đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm và thái độ phục vụ chu đáo, Bravolaw luôn đợi quý khách hàng đến và trải nghiệm dịch vụ đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm, thực phẩm để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất trước, trong và sau quá trình kiểm nghiệm.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn miễn phí trong các lĩnh vực trên hay các thủ tục pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi :

Hotline: 19006296.

Email: [email protected]

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here