Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Một trong những điều kiện để kinh doanh lĩnh vực này hợp pháp là các doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vấn đề này được quy định chi tiết trong Luật An toàn thực phẩm 2010, Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế.
Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu thông tin của Quý Khách hàng, Công ty Luật Bravolaw xin tổng hợp và cung cấp một số lưu ý liên quan đến Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
Bài viết mới:
- Đăng ký cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Hà Nội
- Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hạn
- Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vsattp nhanh nhất
Cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Đối tượng xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm.
Các trường hợp không cần xin cấp:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ;
- Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt;
- Cơ sở bán hàng rong;
- Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt;
- Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nơi xin cấp: Tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp mà nơi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận là khác nhau. Ví dụ với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương như: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo thì sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Công thương hoặc Sở Công thương. Một số trường hợp khác thì sẽ phải nộp hồ sơ tại Cục hoặc Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty Luật Bravolaw sẽ tư vấn chi tiết hơn khi Quý Khách hàng cung cấp thông tin cụ thể.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn tại cơ sở. Nếu cơ sở đủ tiêu chuẩn thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.