Điều kiện đăng ký nhãn hiệu gồm những gì theo luật 2020?

0
312

Đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết, giúp cho nhãn hiệu của doanh nghiệp được bảo vệ về mọi mặt, về quyền sở hữu, tránh được sự ăn cắp, sao chép từ các chủ thể khác trên thị trường

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu gồm những gì theo luật 2020?
Điều kiện đăng ký nhãn hiệu gồm những gì theo luật 2020?

Hiện nay vẫn chưa có quy định về việc bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên để mang lại những lợi thế tốt nhất cho doanh nghiệp, tạo nên vị thế trên thị trường thì doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trước khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền: doanh nghiệp cần trả lời được: điều kiện đăng ký nhãn hiệu gồm những gì? Chẳng hạn như về điều kiện về quyền đăng ký nhãn hiệu, điều kiện tính phân biệt nhãn hiệu đăng ký, điều kiện nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, điều kiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, để có thể thực hiện thủ tục đăng ký một cách đơn giản và thuận lợi nhất.

Bài viết mới:

Điều kiện quyền đăng ký nhãn hiệu?

Để đăng ký nhãn hiệu với cơ quan thẩm quyền thì điều đầu tiên và quan trọng nhất  cần xác định được là các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu. Các cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện dưới đây có quyền đăng ký nhãn hiệu:

Các chủ thể sản xuất ra hàng hóa, hoặc cung cấp dịch vụ không giới hạn là cá nhân hay tổ chức, không quan trọng việc đã thực hiện đăng ký kinh doanh hay chưa, thì những chủ thể có khả năng cung ứng dịch vụ, hàng hóa ra ngoài thị trường thì đều có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Các cá nhân, tổ chức tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán hợp pháp các sản phẩm của chủ thể khác sản xuất, thì các cá nhân, tổ chức có thể đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà họ cung cấp cho thị trường với điều kiện chủ sản xuất không sử dụng nhãn hiệu và đồng thuận với việc họ thực hiện đăng ký.

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp như hợp tác xã, tổng công ty có thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của tổ chức có thể sử dụng nhãn hiệu như nhãn hiệu chè Thái Nguyên, miến dong Bình Liêu,…

Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính nguồn gốc, tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà không trực tiếp sản xuất, kinh doanh chúng, có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, ví dụ như tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.

Các cá nhân, tổ chức có thể cùng đăng ký một nhãn hiệu, trở thành đồng sở hữu khi đáp ứng các tiêu chí: Việc sử dụng nhãn hiệu nhân danh tất cả chủ sở hữu hoặc hàng hóa, dịch vụ do chủ sỡ hữu tham gia sản xuất kinh doanh; không gây nhầm lẫn về mặt nguồn gốc cho người tiêu dùng.

Điều kiện tính phân biệt nhãn hiệu đăng ký?

Một nhãn hiệu phải đáp ứng được các điều kiện về khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác mới đủ điều kiện để được công nhận và bảo hộ.

Nhãn hiệu có khả năng phân biệt được hiểu là có các thành phần, yếu tố hoặc tổng thế các yếu tố về hình ảnh,hình vẽ, từ ngữ, màu sắc dễ nhận biết, dễ nhớ chẳng hạn như các nhãn hiệu lớn ở Việt Nam như: cà phê Trung Nguyên, Bamboo Airway,…

Nhãn hiệu được coi là không có khả năng phân biệt thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Những dấu hiệu bao gồm các yếu tố như hình, hình học đơn giản, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng, trừ những nhãn hiệu được thừa nhận và sử dụng rộng rãi.
  • Từ ngữ, tên gọi thông thường hay dấu hiệu, quy ước, hình vẽ của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ với nhiều ngôn ngữ khác nhau được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến, chẳng hạn như đặt tên là rice, coffee, beer…
  • Những dấu hiệu chỉ về thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị, các đặc tính mô tả hàng hóa, dịch vụ.
  • Những dấu hiệu mô tả về hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh.
  • Những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa trừ trường hợp nhãn hiệu đó đã được thừa nhận rộng rãi.
  • Những dấu hiệu gây trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được công nhận sử dụng rộng rãi, hoặc đang trong quá trình đăng ký nộp hồ sơ.
  • Những dấu hiệu gây trùng hoặc nhầm lẫn với tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp của các cá nhân tổ chức khác đang được sử dụng.

Điều kiện nhóm sản phẩm/ dịch vụ đăng ký?

Về các nhóm sản phẩm, dịch vụ được đăng ký nhãn hiệu được quy định dựa trên bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ được công bố trên cổng thông tin điện tử Cục sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm 35 nhóm hàng hóa, 10 nhóm dịch vụ.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, công dụng, đặc tính của các sản phầm, dịch vụ mà chúng được chia thành các nhóm sản phẩm, dịch vụ khác nhau như: các sản phẩm hóa học dùng trong công nghiệp, khoa học, nông nghiệp, các loại sơn, chất nhuộm màu, chế phẩm, các loại chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc, các chế phẩm làm sạch, các sản phẩm dầu mỡ công nghiệp, nhiên liệu, vật liệu cháy sáng…

Việc phân loại này giúp cho các cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng theo dõi vào tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ được đăng ký nhãn hiệu.

Tuy nhiên, nhìn chung những sản phẩm được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là các sản phẩm, loại hình dịch vụ mà nhà nước cho phép kinh doanh, lưu thông, đồng thời không thuộc những mặt hàng không được phép kinh doanh như ma túy, mại dâm, động vật quý hiếm, không xâm phạm đến văn hóa thuần phong mỹ tục của đất nước.

Điều kiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Trong các điều kiện đăng ký nhãn hiệu thì các điều kiện về thành phần hồ sơ chính là bước đầu vô cùng quan trọng trong việc quyết định, nhãn hiệu đó có thể được đăng ký bảo hộ thành công hay không.

Một hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải đảm bảo những điều kiện như sau:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu bao gồm thông tin: mẫu nhãn hiệu cần đăng ký, loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký. Mô tả về màu sắc, hình dáng nhãn hiệu, thông tin đầy đủ tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu về tên, địa chỉ, số điện thoại.
  • Chuẩn bị về các tài liệu như hình ảnh của nhãn hiệu, mẫu vật nhãn hiệu mà cá nhân, tổ chức muốn đăng ký bảo hộ.
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu cần có những thông tin về tổ chức, tập thể là chủ sở hữu của nhãn hiệu, danh sách người được sử dụng nhãn hiệu, quy chế sử lý vi phạm xảy ra, điều kiện sử dụng nhãn hiệu.
  • Mẫu nhãn hiệu cần được làm rõ các thành phần có trong nhãn hiệu từ chữ viết, hình ảnh, trách sự mơ hồ, trừu tượng.
  • Trường hợp nếu người thực hiện nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là người đại diện thì cẩn chuẩn bị văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật.
  • Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu, với trường hợp thương hiệu đó thuộc sở hữu của người khác.
  • Các chứng từ chứng minh cá nhân, tổ chức đã thực hiện nộp phí, lệ phí để thực hiện đăng ký thương hiệu.

Nếu còn những vấn đề thắc mắc về các điều kiện đăng ký nhãn hiệuhãy liên hệ với chúng tôi Bravolaw 1900.6296 chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi nghi vấn của quý vị.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here