Trang Chủ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG Hướng dẫn 05 bước công bố mỹ sản xuất trong nước và...

Hướng dẫn 05 bước công bố mỹ sản xuất trong nước và nhập khẩu

0
307

Doanh nghiệp của bạn có bị vướng mắc thủ tục hồ sơ khi công bố mỹ phẩm ? Bạn đã bao giờ nhập khẩu mỹ phẩm và thấy rằng chúng có quá nhiều giấy tờ phải chuẩn bị ? Bạn đã bao giờ cảm thấy khó chịu vì thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài cả mấy tháng ?

Nếu câu trả lời là có, bạn có thể nên sử dụng một dịch vụ chuyên nghiệp và một quy trình khép kín như Bravolaw chúng tôi. Chúng tôi đã rất nhiều năm cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên giúp họ tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc. Không chỉ có công bố mỹ phẩm nhập khẩu, chúng tôi còn hỗ trợ công bố thực phẩm và thực phẩm chức năng nữa.

Tất thảy các sản phẩm mỹ phẩm khi muốn lưu hành trên thị trường đều phải công bố lưu hành. Việc công bố lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu là việc làm vô cùng phức tạp với hồ sơ nhiều và giấy tờ đặc thù. Nếu doanh nghiệp vướng mắc bất cứ vấn đề gì có thể liên hệ ngay tới Bravolaw. Chúng tôi có cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm, cả trong nước và nhập khẩu !

Đăng ký mỹ phẩm hay đăng ký lưu hành mỹ phẩm đều là những cụm từ và cách gọi khác của công bố mỹ phẩm.

Bài viết mới:

Vì sao tôi phải công bố lưu hành cho mỹ phẩm ?

Theo quy định tại thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm. Mọi sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước đều phải công bố lưu hành !

Theo tinh thần của thông tư, mọi sản phẩm mỹ phẩm dù trong nước hay nhập khẩu, đều phải được quản lý chất lượng trước khi ra thị trường. Điều này đảm bảo rằng các mỹ phẩm kém chất lượng không tồn tại trên thị trường.

VÌ thế, việc đăng ký lưu hành mỹ phẩm tại Việt Nam là bắt buộc với tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất.

Những loại mỹ phẩm nào phải công bố ?

Sau đây là danh mục mỹ phẩm phải công bố doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da
  • Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học)
  • Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)
  • Các phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,…
  • Xà phòng tắm , xà phòng khử mùi,…
  • Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,…
  • Các sản phẩm để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,…)
  • Sản phẩm tẩy lông
  • Chất khử mùi và chống mùi
  • Các sản phẩm chăm sóc tóc
  • Nhuộm và tẩy tóc
  • Thuốc uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc
  • Các sản phẩm định dạng tóc
  • Các sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội)
  • Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu)
  • Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)
  • Sản phẩm dùng cạo râu (kem, xà phòng, sữa,…)
  • Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
  • Các sản phẩm dùng cho môi
  • Các sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
  • Các sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân
  • Các sản phẩm dùng để vệ sinh bên ngoài
  • Các sản phẩm chống nắng
  • Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng
  • Sản phẩm làm trắng da
  • Sản phẩm chống nhăn da

Thủ tục, hồ sơ công bố mỹ phẩm

Tùy thuộc vào mỹ phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước, doanh nghiệp chuẩn bị theo đầu mục hồ sơ công bố mỹ phẩm như sau:

Đối với sản phẩm trong nước

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
  2. Bản phân tích thành phần (Có đầy đủ thành phần, tỷ lệ %, hàm lượng cụ thể)
  3. Giấy chứng nhận thực hành sản xuất mỹ phẩm tốt (GMP) của cơ sở sản xuất
  4. Tài liệu giải trình công dụng sản phẩm
  5. Bản thuyết minh cơ sở sản xuất
  6. Phiếu công bố mỹ phẩm (Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm)
  7. Đĩa CD ghi phiếu công bố đã soạn thảo
  8. Nhãn sản phẩm

Đối với mỹ phẩm nhập khẩu

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề bán buôn mỹ phẩm
  2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm
  3. Thư ủy quyền của nhà sản xuất hoặc nhà phần phối ủy quyền cho phía công ty Việt Nam được phép bán mỹ phẩm ra thị trường
  4. Bản mềm thành phần công thức sản phẩm
  5. Phiếu công bố mỹ phẩm (do Luật bưBravolaw soạn thảo)
  6. Tài khoản đăng nhập trên website của Cục Quản Lý Dược (nếu có)
  7. Chữ ký số của doanh nghiệp

Những điều cần lưu ý khi đăng ký mỹ phẩm

Công bố mỹ phẩm rất phức tạp. Bạn có thể cần phải chuẩn bị nhiều lần mới có thể có một bản hồ sơ hoàn thiện. Vui lòng tham khảo kỹ các đầu mục sau đây. Nếu có vướng mắc đừng ngại liên hệ tới chúng tôi nhé !

Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ ?

  • Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Sở Y Tế – Nơi doanh nghiệp có trụ sở chính/cơ sở sản xuất. Nộp hồ sơ bằng bản giấy thông qua thủ tục hành chính một cửa.
  • Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế. Nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu trực tuyến thông qua website.

Tôi có thể nộp hồ sơ trực tuyến hay không ?

Hoàn toàn được. Các doanh nghiệp muốn nộp hồ sơ trực tuyến có thể tạo tài khoản tại website của cơ quan nhà nước tại đây: https://vnsw.gov.vn/profile/MinistriesDetail.aspx?id=25&item=119

Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là gì ?

Do cơ quan nhà nước cấp cho nhà sản xuất có nội dung sản phẩm được bán tự do tại nước sở tại. Khi thực hiện thủ tục hợp thức hóa lãnh sự cần hợp thức trực tiếp lên bản gốc không thông qua bước chứng thực tại văn phòng Luật Sư hoặc các cơ quan tương đương.

Thư ủy quyền phân phối hàng hóa là gì ?

Phần lớn thư ủy quyền khách hàng cung cấp đều không hợp lệ. Bravolaw sẽ hỗ trợ viết thư ủy quyền cho khách hàng.

Thành phần công thức của sản phẩm

Cần ghi rõ tên thành phần bằng tên khoa học theo danh pháp quốc tế và tổng các chất là 100%.

Sản phẩm có chứa các chất yêu cầu phải giải trình

Bravolaw sẽ hỗ trợ Quý khách hàng thực hiện soạn thảo công văn giải trình. Đưa ra các giải pháp khắc phục đối với những sản phẩm có chứa chất cấm hoặc chất vượt quá giới hạn cho phép.

Tra cứu công bố mỹ phẩm

Đây là website của cơ quan nhà nước cho phép tra cứu tất thảy các hồ sơ công bố đang diễn ra.

Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố

Khi bộ hồ sơ công bố lưu hành mỹ phẩm đầy đủ và hợp lệ, Cục quản lý dược sẽ in số và ngày công bố lên trên phiếu này (do người làm hồ sơ nộp), kèm theo chữ ký và con dấu của doanh nghiệp.

  1. Phần dành cho cơ quan quản lý: ngày nhận, số công bố (khi được chấp nhận)
  2. Thông tin sản phẩm: tên đầy đủ và nhãn hàng (chẳng hạn: Kem dưỡng da, nhãn hiệu Beauty), dạng sản phẩm (kem, nhũ tương, sữa…), mục đích sửa dụng (kem dưỡng giúp da mềm mại, mịn màng)
  3. Thông tin về nhà sản xuất, đóng gói: tên, địa chỉ, điện thoại của những công ty này
  4. Thông tin công ty, cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường Việt Nam: tên, địa chỉ, người đại diện pháp luật
  5. Thông tin về công ty nhập khẩu: tên, địa chỉ, số điện thoại
  6. Danh sách các thành phần của sản phẩm: danh sách tên và tỉ lệ % của những chất có giới hạn về nồng độ, hàm lượng

Phiếu công bố có giá trị trong vòng 5 năm kể từ ngày đăng ký mỹ phẩm.

Bạn đang vướng mắc hồ sơ công bố ?

Bravolaw chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn công bố sản phẩm và chuyên viên có trình độ cao có thể giúp bạn !

Chúng tôi đã giúp rất nhiều doanh nghiệp ra được giấy công bố đúng hạn. Doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều, tốn kém chi phí và thời gian mà vẫn có giấy công bố mỹ phẩm !

CÓ rất nhiều loại mỹ phẩm mà khi đăng ký mới thấy nó phức tạp và khó khăn. Đừng để những điều đó cản bước đi của bạn !

Liên hệ ngay tới đường dây nóng của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

0936690123