Hướng dẫn doanh nghiệp tự đăng ký mã số mã vạch

0
847
huong dan dang ky ma so ma vach
huong dan dang ky ma so ma vach

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

  Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định về mã số, mã vạch hàng hóa sản phẩm

  Thông tư 232/2016/TT-BTC phí cấp mã số mã vạch

  VBHN số 05/VBHN-BKHCN ngày 27 tháng 02 năm 2015

ĐỊNH NGHĨA

Mã số mã vạch là gì?

Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức. Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.

Mã số được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân. Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.

Cấu trúc của mã số vạch

  Ba số đầu tiên là mã Quốc gia;

  Sáu số tiếp theo là mã doanh nghiệp;

  Ba số tiếp theo là mã sản phẩm;

  Số cuối cùng là số kiểm tra.

Một số thuật ngữ có liên quan:

  GS1 là tên viết tắt của tổ chức Mã số, Mã vạch quốc tế, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về mã số, mã vạch, quy định các thủ tục quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Tổ chức GS1 có các thành viên làm đại diện tại mỗi nước, tại Việt Nam là GS1 Việt Nam.

  Mã số địa điểm toàn cầu – GLN (tiếng Anh là Global Location Number) là dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh địa điểm theo tiêu chuẩn GS1.

  Mã số sản phẩm toàn cầu – GTIN (tiếng Anh là Global Trade Item Number) là dãy số gồm tiền tố mà doanh nghiệp và số định danh sản phẩm theo tiêu chuẩn GS1.

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG MÃ SỐ, MÃ VẠCH

Việc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch cho các đối tượng sau:

Tổ chức, cá nhân chưa đăng ký sử dụng mã số, mã vạch;

Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch có nhu cầu đăng ký cấp mới trong các trường hợp sau:

– Đã sử dụng hết quỹ mã số được cấp.

–  Đăng ký bổ sung mã GLN.

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch nhưng đã đủ điều kiện cấp lại theo quy định pháp luật.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch hết thời hạn hiệu lực.

Lưu ý: Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp mới không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Bản đăng ký mã số mã vạch đã điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của thủ trưởng.

– Bản danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch (đặc điểm, chủng loại, khối lượng, số lượng, kích thước của sản phẩm).

– Phiếu biên nhận hồ sơ.

Số lượng hồ sơ: 2 bộ

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm:

  Bản đăng ký mã số mã vạch (theo mẫu).

  Bảng kê danh mục sản phẩm đăng ký mã số mã vạch.

  Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ.

  Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Hộ kinh doanh cá thể.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Bước 2: Kê khai hồ sơ qua hệ thống cổng thông tin

Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ kê khai thông tin và đăng ký tài khoản mã số mã vạch của đơn vị qua Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn/

Bước 3: Nộp hồ sơ

Sau khi kê khai thông tin tại bước 2, Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ tại Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Kèm theo hồ sơ Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ cần nộp lệ phí đăng ký và duy trì Mã số mã vạch năm đầu tiên.

Mức nộp lệ phí có thể tham khảo tại bài viết: Lệ phí cấp, duy trì mã số mã vạch từ ngày 01/07/2016.

Cơ quan nộp: Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Hình thức nộp hồ sơ: Chuyển phát hoặc nộp trực tiếp.

Hình thức nộp phí: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Bước 4: Nhận mã số mã vạch theo thông báo tạm thời

Sau khi Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ và phí đầy đủ thì Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo đến đơn vị mã số mã vạch theo thông báo tạm thời qua hệ thống Cổng thông tin và Email của đơn vị để đơn vị có thông tin mã số mã vạch để thể hiện trên sản phẩm.

Thời hạn xử lý: Trong vòng 5-7 ngày làm việc.

Bước 5: Kê khai thông tin sản phẩm

Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ cần thực hiện thủ tục kê khai thông tin sản phẩm trên tài khoản của đơn vị trên Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn

Lưu ý: Hệ thống có thể tự động tạo mã số mã vạch cho sản phẩm sau khi doanh nghiệp thực hiện điền đầy đủ thông tin.

Mã số mã vạch của sản phẩm sau khi điền đầy đủ thông tin cần được phát hành và công bố trên hệ thống.

Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Sau khoảng 1 tháng kể từ ngày được cấp mã số mã vạch theo thông báo tạm thời và sau khi thực hiện đầy đủ bước 5, Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ đến Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để nhận bản gốc Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Chi phí đăng ký mã số mã vạch là bao nhiêu?

Theo Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch, mức thu phí cấp mã số mã vạch được quy định cụ thể như sau:

Điều 4. Mức thu phí

        Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

Đơn vị: Đồng

STT Phân loại phí Mức thu (đồng/mã)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) 1.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 300.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 300.000

 

 

 

        Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

STT Phân loại phí Mức thu
1 Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm 500.000 đồng/hồ sơ
2 Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm 10.000 đồng/mã

 

        Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

STT Phân loại Mức thu (đồng/năm)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1  
1.1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 500.000
1.2 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)    2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000

 

Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

        Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch theo quy định tại khoản 1 Điều này.

        Khi nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này.

        Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều này (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.

Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm về dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho công ty vui lòng liên hệ:

LUẬT BRAVOLAW

HOTLINE 19006296

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here