Phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần

0
397

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp trước khi đăng ký thành lập là một trong những công tác cần có sự quan tâm và tìm hiểu thật kỹ. Nếu các cá nhân tổ chức đang có ý định thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết lựa chọn doanh nghiệp nào? Hoặc chưa thấu đáo trong việc phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần, cũng như loại hình kinh doanh nào sẽ phù hợp với định hướng đã đề ra. Hãy cùng Bravolaw giải quyết vấn đề này.

Bài viết mới:

Công ty cổ phần và công ty tnhh có mô hình xây dựng tương đối giống nhau. Từ số lượng thành viên tham gia cho đến bộ máy quản lý và điều hành công ty. Chính vì vậy, việc phân biệt công tnhh và công ty cổ phần là việc quan trọng khi lựa chọn đăng ký thành lập công ty.

Phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần

Sơ lược về hai loại hình doanh nghiệp

1. Loại hình Công ty TNHH

Định nghĩa Công ty TNHH: Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và được Pháp luật thừa nhận theo Luật Doanh Nghiệp.

Đặc điểm của Công ty TNHH

  • Trước Pháp luật, Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKKD.
  • Chủ sở hữu Công ty TNHH và Công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.
  • Chủ sở hữu Công ty có các Quyền, Nghĩa vụ tương ứng với Quyền sở hữu Công ty.
  • Thành viên góp vốn thành lập Công ty TNHH không quá 50 thành viên.
  • Công ty chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ và các Nghĩa vụ Tài chính khác trong phạm vi tài sản của Công ty.
  • Công ty TNHH không được quyền phát hành Cổ phiếu.

2. Loại hình Công ty cổ phần

Định nghĩa Công ty CP: Công ty cổ phần là một loại hình công ty, trong đó Vốn Điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là: Cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập.

Đặc điểm của Công ty CP

  • Công ty CP phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị & Giám đốc (TGĐ).
  • Công ty CP có trên 11 Cổ đông phải có Ban kiểm soát.
  • Các Cổ đông của Công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ và các Nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty của mình.
  • Các Cổ đông của Công ty có quyền tự do chuyển nhượng Cổ phần của mình cho người khác.
  • Công ty CP có số lượng Cổ đông tối thiểu là 3 Cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.
  • Công ty CP có quyền phát hành Cổ phiếu theo quy định của Pháp luật.

II. Phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần

1. Thành viên tham gia vào công ty

Công ty tnhh có thành viên tham gia là các cá nhân hoặc tổ chức cùng góp vốn thành lập công ty.

Tất cả các vấn đề về thay đổi người quản lý vốn góp đều phải tuân thủ theo hội đồng thành viên.

Công ty cổ phần ảnh hưởng bởi người sở hữu cổ phần công ty rất lớn. Chính vì thế việc bị chi phối từ bên ngoài có thể xảy ra rất lớn.

2. Phương thức huy động vốn

Khi đăng ký thành lập công ty các công ty tnhh có thể đăng ký số vốn điều lệ ít hơn so với công ty cổ phần.

Điều này giúp bạn có thể cân đối được tài chính khi thành lập công ty.

Công ty cổ phần được phép phát hành  cổ phiếu kêu gọi đầu tư.  Trong khi đó công ty tnhh không được làm như vậy.

3. Quản lý và điều hành công ty

Công ty cổ phần rất phức tạp bởi lợi ích của công ty luôn có sự cạnh tranh đối kháng nhau giữa các nhóm lợi ích với nhau. Làm ảnh hưởng đến sự ổn định của công ty.

Các thành viên công ty tnhh đều có quyền điều hành và quản lý công ty. Bên cạnh đó các thành viên đều là những người quen biết nhau và lợi ích được chia theo lợi ích đóng góp vào công ty. Điều này giúp công ty duy trì hoạt động ổn định.

4. Đăng ký thành lập

Công ty cổ phần có quy định rất chặt chẽ bởi đặc thù của mô hình doanh nghiệp này trong khi đó công ty tnhh dễ dàng hơn trong việc đăng ký thành lập.

>>> Kết luận chung

Thông qua những thông tin trên, mong rằng sẽ đem lại sự đánh giá thiết thực và cụ thể cho các nhà đầu và doanh nhân, để có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho ý tưởng kinh doanh của mình.

Đồng thời sẽ hiểu rõ hơn về hai loại hình doanh nghiệp đặc trưng là công ty tnhh và công ty cổ phần.

Tránh dẫn đến việc hiểu lầm, hiểu sai khi lựa chọn ĐKDN bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và phát triển công ty trong tương lai.

Nhất là khi hợp tác và phân chia quyền lợi với các đối tác khác trong kinh doanh.

Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Dịch vụ thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại website: https://congbo.org/ để biết thêm thông tin cần thiết.

Bravolaw Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian

Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.

Trong tất cả dịch vụ tại Bravolaw

  • Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
  • Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
  • Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
  • Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.

Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.

Bravolaw Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here