Thủ tục thành lập công ty bán lẻ thuốc lá

0
335

Thuốc lá là mặt hành đặc thù và chị sử quản lý chung của nhà nước. Do vậy, hoạt động kinh doanh đối với mặt hàng này cũng phải tuân thủ những điều kiện khá khắt khe của pháp luật hiện nay. Bài viết sẽ hướng dẫn cụ thể các bước thành lập công ty kinh doanh thuốc lá đảm bảo các điều kiện hiện nay.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp năm 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp;
  • Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá
  • Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;
  • Nghị định 106/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.
  • Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư
  • kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

II. Các bước thành lập công ty kinh doanh thuốc lá

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh về thuốc lá

Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty với ngành nghề kinh doanh thuốc lá, cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Lựa chọn loại hình công ty phù hợp

Bạn cần xác định quy mô kinh doanh, cơ cấu tổ chức hoạt động để xác định được loại hình doanh nghiệp phù hợp, đảm bảo hoạt động kinh doanh nghiệp hiệu quả.

Hiện nay,có 3 loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất,bao gồm:

Tham khảo: Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ thuốc lá trọn gói

2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Đây là lưu ý đặc biệt quan trọng vì đây là bước quyết định sau khi thành lập,đáp ứng đủ điều kiện, công ty của bạn được phép kinh doanh, hoạt động trong những lĩnh vực nào.

Đối với việc kinh doanh mặt hàng thuốc lá, bạn có thể tham khảo, lựa chọn 1 số mã ngàn, nghề kinh doanh sau đây:

4724 : Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh;

4634: Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào

4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

4781: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ

3. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên góp vốn(Đối với loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Danh sách cổ đông sáng lập ( Đối với Công ty cổ phần);
  • Bản sao công chứng Giấy chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu);
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục
  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi bạn đặt địa chỉ trụ sở chính của công ty.

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá

1. Điều kiện kinh doanh

Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm thuốc lá, có 3 hình thức kinh doanh thuốc lá bắt buộc phải xin cấp giấy phép con, gồm: Phân phối, bán buôn và bán lẻ sản phẩm thuốc lá. Theo đó, để thực hiện được thủ tục xin cấp giấy phép con của 3 hình thức này, doanh nghiệp đều phải đáp ứng được các điều kiện chung bao gồm:

– Đã thành lập doanh nghiệp;

– Đảm bảo điều kiện về địa điểm kinh doanh theo Khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012. Theo đó, địa điểm kinh doanh “ không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó”, không thuộc các trường hợp cấm theo quy định tại Điều 11, 12 luật này.

Ngoài ra, đối với từng hình thức, cần đáp ứng thêm 1 số điều kiện đặc thù khác.

Ví dụ đối với việc cấp Giấy phép phân phối sản phầm thuốc lá, doanh nghiệp đó cần:

– Có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bản từ 2 tỉnh trở lên;

– Có văn bản giới thiệu mua bán của Nhà cung cấp thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;

– Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

2. Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ Công Thương.

– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản về việc yêu cầu bổ sung hồ sơ;

– Nếu hồ sơ đã hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, kiểm tra, xác minh và đánh giá, thẩm định và Cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here