Cũng như rượu, đồ uống có cồn,… bia được coi là thức uống ưa thích được người dân trên thế giới ưa chuộng… Tuy nhiên ở mức độ nào đó đây cũng là chất kích thích dễ gây nghiện. Việc lạm dụng bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe cộng đồng và trật tự an toàn xã hội. Nhưng không thể phủ nhận việc sử dụng bia với mức độ hợp lý mang lại cho con người cảm giác kích thích, lưu thông dễ dàng,…
Việc kinh doanh bia theo quy định cần phải được công bố trước khi đưa ra thị trường. Việc xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm là điều không thể thiếu. Hãy cùng Bravolaw Hướng dẫn xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm bia các loại cho các bạn.
Bài viết mới:
- Các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng ngũ cốc cho trẻ em
- Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm cần quan tâm
- Chi phí chứng nhận ISO 22000, HACCP An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất
Tại sao phải kiểm nghiệm bia các loại?
Lượng bia tiêu thu theo thống kê vào năm 2020 đối với 1 người ở Việt Nam là tương đương 43 lít. Con số này thật sự rất lớn và việc chất lượng sản phẩm được kiểm duyệt và kiểm tra là quan trọng bậc nhất. Với việc kiểm nghiệm bia, sẽ kiểm soát phần nào chất lượng và thị trường bia tại Việt Nam. Do đó việc kiểm nghiệm bia có những tác dụng:
- Kết quả kiểm nghiệm là bằng chứng xác minh về hệ thống quản lý chất lượng của sản phẩm;
- Dựa vào kết quả kiểm để đánh giá chất lượng sản phẩm. Các chỉ số của các chỉ tiêu có nằm trong mức cho phép để bán sản phẩm ra thị trường hay không?
- Là hồ sơ pháp lý bắt buộc phải có khi tiến hành công bố chất lượng sản phẩm.
Căn cứ pháp lý quy định kiểm nghiệm bia các loại
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu theo:
- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm),
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm,
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
- QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đồ uống có cồn.
Hướng dẫn xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm bia các loại
STT | CHỈ TIÊU | PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM | |
CHỈ TIÊU CẢM QUAN | |||
1. | Trạng thái | Cảm quan | |
2. | Mùi | Cảm quan | |
3. | Vị | Cảm quan | |
4. | Tạp chất | Cảm quan | |
CHỈ TIÊU HOÁ HỌC CỦA ĐỒ UỐNG CÓ CỒN | |||
5. | I. Các sản phẩm bia Hàm lượng diacetyl | TK. AOAC 972.10 (GC/FID) | |
KIM LOẠI NẶNG | |||
6. | Chì, mg/l | TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003);TCVN 8126:2009 | |
7. | Thiếc, mg/l | TCVN 7788:2007 | |
VI SINH – ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BIA HƠI | |||
8. | 1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/ml | TCVN 4884:2005 (ISO 4833:2003) | |
9. | 2. E.coli, CFU/ml | TCVN 6846:2007 (ISO 7251:2005) | |
10. | 3. Cl.perfringens, CFU/ml | TCVN 4991:2005 (ISO 7937:2004) | |
11. | 4. Coliforms, CFU/ml | TCVN 6848:2007(ISO 4832:2006) | |
12. | 5. Strep.feacal, CFU/ml | TCVN 6189-2:1996 (ISO 7899-2: 1984) | |
13. | 6. Tổng số nấm men và nấm mốc, CFU/ml sản phẩm | TCVN 8275-1:2009 (ISO 21527-1:2008) |
Mặc dù chỉ tiêu xét nghiệm được xây dựng dựa trên QCVN. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại sản phẩm BIA khác nhau mà doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ tiêu phù hợp cho sản phẩm của riêng mình. Đối với một vài trường hợp hoàn toàn có thể cho phép cắt giảm chỉ tiêu để rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm chi phí cho việc xét nghiệm.