Quy định về vốn của công ty cổ phần

0
275

Vốn là động lực, là cơ sở và là sức mạnh của mỗi doanh nghiệp nào. Bất kỳ doanh nghiệp cũng phải cần có vốn để hình thành và phát triển kinh doanh. Có thể nói vốn đóng vai trò rất quan trọng và là điều cốt lõi trong tổ chức của mọi loại hình doanh nghiệp.

Vậy những quy định về vốn của công ty cổ phần là gì? Để giải đáp cho vấn đề này, Bravolaw mời Quý doanh nghiệp theo dõi bài viết sau.

Bài viết mới:

Quy định về vốn của công ty cổ phần

Định nghĩa Vốn điều lệ công ty cổ phầnLà tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm ĐK thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá CP các loại đã được ĐK mua và được ghi trong Điều lệ doanh nghiệp.

Cổ phần đã bán của công ty là số CP công ty được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty.

Tại thời điểm ĐK thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được ĐK mua.

Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại HĐCĐ Quyết định sẽ chào bán để huy động vốn.

Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm ĐKDN là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được ĐK mua và cổ phần chưa được ĐK mua.

Cổ phần chưa bán của công ty là cổ phần mà doanh nghiệp được quyền chào bán và chưa được thanh toán.

Tại thời điểm ĐK TLDN, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông ĐK mua.

Các trường hợp Công ty Cổ phần có thể thay đổi vốn điều lệ

Theo Quyết định của Đại HĐCĐ, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu CP của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày ĐKDN. Và sau khi đã hoàn trả cho cổ đông, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;

Công ty Cổ phần mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật DN 2014;

Vốn điều lệ của công ty không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật DN 2014.

Quy định về việc thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi ĐKDN

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã ĐK mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy CN ĐKDN, trừ trường hợp Điều lệ công ty/ Hợp đồng ĐK mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được ĐK mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

HĐQT phải chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã ĐK mua.

>>> Nếu sau thời hạn 90 ngày mà có cổ đông chưa thanh toán/ chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã ĐK mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:

Cổ đông chưa thanh toán số CP đã ĐK mua sẽ không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua CP đó cho người khác;

Cổ đông chỉ thanh toán một phần số CP đã ĐK mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số CP đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số CP chưa thanh toán cho người khác;

Số CP chưa thanh toán được coi là CP chưa bán của công ty và HĐQT được quyền bán;

Công ty phải ĐK điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 90 ngày phải thanh toán đủ số cổ phần đã ĐK mua, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy CN ĐKDN.

Cổ đông chưa thanh toán / chưa thanh toán đủ số cổ phần đã ĐK mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã ĐK mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn quy định.

Thành viên HĐQT, người ĐDTPL của công ty phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện/ không thực hiện đúng quy định.

Các loại cổ phần của công ty cổ phần

  1. Phân loại cổ phần

Theo quy định Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.

Cổ phần ưu đãi bao gồm các loại sau:

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức;
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  • Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
  1. Quy định về cổ phần

Theo quy định chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau thời gian 03 năm, CPUĐ biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ được chuyển đổi thành CP phổ thông.

Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, CPUĐ hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định/ do Đại HĐCĐ quyết định.

Mỗi CP của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu có các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. CPUĐ có thể chuyển đổi thành CP phổ thông theo Nghị quyết của Đại HĐCĐ.

Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Dịch vụ thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại website: https://congbo.org/ để biết thêm thông tin cần thiết.

Bravolaw Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian

Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.

Trong tất cả dịch vụ tại Bravolaw

  • Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
  • Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
  • Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
  • Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.

Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.

Bravolaw Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here