QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2018

0
337
Dịch vụ thành lập công ty - BRAVOLAW
Dịch vụ thành lập công ty - BRAVOLAW

Loại hình công ty TNHH là loại hình công ty được lựa chọn và thành lập nhiều nhất ở Việt Nam. Vậy quy trình thành lập công ty như thế nào? Chắc hẳn quý khách vẫn còn đang băn khoăn về quy trình này…Bravolaw sau đây xin tư vấn cho bạn như sau:

Một quy trình thành lập công ty TNHH  đầy đủ sẽ bảo gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp

  • Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và lựa chọn loại hình phù hợp nhất với định hướng phát triển công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.
  • Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên.Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó. Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
  • Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
  • Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
  • Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng kí kinh doanh cấp Tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người ủy quyền cần có Giấy ủy quyền hợp lệ.

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân

  • Bước 1: Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
  • Bước 2 : Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng kí kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, sau khi có Đăng kí kinh doanh cần thực hiện các công việc như sau:

1: Tiến hành đăng kí kê khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tạ nơi đăng kí kinh doanh trong thời hạn quy định.

2: Tiến hành kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ lưu chứ kí số.

3: Đăng bố cáo.

4: Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài

5: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT.

6: Làm thủ tục mua, đặt in, tự in.
hóa đơn. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký
phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn
GTGT sử dụng.

7: Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “ hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty

8: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ.

Trên đây là quy trình thành lập công ty TNHH của Bravolaw. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc gì về thủ tục này hãy liên hệ với Bravolaw chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.

HOTLINE : 1900 6296

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here