QUY TRÌNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

0
534

Vì một lí do nào đó mà doanh nghiệp muốn giải thể doanh nghiệp nhưng chưa nắm rõ quy trình giải thể doanh nghiệp gồm những bước như thế nào. Để quý khách có cái nhìn toàn diện về việc giải thể doanh nghiệp, Bravolaw xin tư vấn cho bạn như sau:

QUY TRÌNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
QUY TRÌNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp bị giải thể khi:

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn sáu tháng liên tục.

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Quy trình giải thể doanh nghiệp:

Bước 1: Thực hiện thủ tục với Tổng Cục Hải Quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (theo mẫu).
  • Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.

Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  • Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần).
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan.

Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi lên phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bao gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo giải thể doanh nghiệp.
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp.
  • Biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Biên bản thanh lý tài sản.
  • Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng.
  • Xác nhận đóng mã số thuế.
  • Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có).
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông báo hủy mẫu dấu (theo mẫu).

Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước năm 2015 mà sử dụng con dấu do cơ quan Công An cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan Công An. Hồ sơ trả con dấu bao gồm:

  • Công văn xin trả mã dấu.
  • Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài việc gửi thông bảo giải thể tới phòng đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp còn phải gửi thông báo, quyết định giải thể của mình tới người lao động, Đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết:

Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản, Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cở sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.

Đó là quy trình về việc Giải thể doanh nghiệp hiện nay. Nếu quý khách có bất kì thắc mắc hay băn khoăn gì hãy liên hệ với Bravolaw chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Hotline: 1900 6296

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here